Chó bị ong đốt khá nguy hiểm mặc dù bộ dạng chúng lúc đó rất hài hước. Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn nhận biết chó bị ong đốt để có biện pháp điều trị kịp thời và phòng tránh, bảo vệ chó an toàn hơn.
Triệu trứng khi chó bị ong đốt
Chó thường rất năng động, tò mò và ưa thích khám phá môi trường xung quanh nên không tránh khỏi việc chúng bị ong đốt. Biểu hiện của chó bị ong đốt rất rõ nét và nếu bạn không kịp thời điều trị kịp thời sẽ để lại những hậu quả nghiêm trọng.
Đa phần chó thường bị ong đốt ở phần đầu, nhất là ở mõm, chân hoặc ngực. Vị trí bị ong đốt sẽ sưng to. Nếu chó bị đốt ở phần mặt, không những bị sưng mà cơ mặt của chúng sẽ bị co giật, mắt híp lại và kêu rên đau đớn. Chó sẽ có hành động dùng chân cào vào nơi bị ong đốt nên dễ dẫn tới hiện tượng trầy xước, nhiễm trùng gây nguy hiểm.
Nếu chó bị ong đốt vào phần ngực, vết thương sưng to có thể chèn vào tim phổi khiến chó bị ngạt thở. Chó sẽ có triệu trứng thở khò khè, kêu rên và dùng chân gãi ngực liên tục. Chó bị ong đốt vào chân sẽ di chuyển khó khăn hoặc không thể đi lại được. Chó bị đốt vào chân rất dễ bị nhầm lẫn với việc chó bị thương do trầy xước ở chân.
Chó bị ong đốt phải làm sao?
Khi bạn đã xác định chính xác chó cưng của mình vừa bị ong đốt thì hãy ngay lập tức can thiệp bằng những biện pháp thích hợp giúp giảm sưng tấy cho chó. Sau đây là một vài cách điều trị chó bị ong đốt rất hiệu quả nhất:
Quan sát bộ phận chó bị ong đốt và tìm đúng vị trí ngòi châm của ong. Dùng một vật dụng mảnh bằng nhựa đặt nghiêng và gạt ngòi ong ra khỏi da của chó. Để chắc chắn và an toàn, bạn nên nhờ người trợ giúp để giữ chó.
Khi lấy ngòi ong phải thao tác thật nhanh, dứt khoát để tránh cho nọc độc lây lan. Tuyệt đối không nặn nọc ong bằng tay vì sẽ làm chó đau và có thể tấn công lại bạn, hơn nữa việc nặn bằng tay có thể tác động khiến nọc độc phán tán nhiều hơn.
Khi đã lấy được nọc ong, bạn nên sử dụng các loại thuốc sát trùng cùng chất có tính mát phù hợp để bôi vào vết thương cho chó. Nếu bạn xác định được chó bị ong mật đốt thì không nên lo lắng vì nọc độc của chúng không quá nguy hại, có thể tự hết. Tuy nhiên, vẫn cần bôi bột nở hoặc nước vôi để hỗ trợ giúp giảm đau và giảm sưng tấy.
Lưu ý, nếu chó cưng của bạn bị ong vò vẽ đốt thì hết sức nguy hiểm vì loài ong này rất độc. Khi đó, bạn dùng dấm hoặc nước măng chua xoa đều nên vị trí ong đốt trên người chó. Kết hợp sử dụng đá lạnh chườm trong khoảng 10 phút giúp vết thương bớt sưng.
Nếu những cách điều trị trên không có hiệu quả, vùng bị đốt vẫn sưng và chó có nhiều biểu hiện khác biệt như sốt, rên rỉ, sủa liên tục thì cần liên hệ và mang chó tới bác sĩ thú y để thăm khám và điều trị kịp thời.
Phòng tránh để chó không bị ong đốt
Mùa xuân và mùa hè là thời gian các loài hoa khoe sắc, cây cối đâm trồi nẩy lộc. Lúc này cũng là thời điểm hoạt động mạnh nhất của ong và các loài côn trùng khác. Thời điểm này, chúng ta cần có những biện pháp can thiệp để phòng tránh giúp chó không bị ong và côn trùng đốt.
Khi dắt cho đi chơi, bạn nên chọn thời điểm sáng sớm hoặc những ngày thời tiết mát mẻ. Điều này vừa giúp chó vận động, rèn luyện cơ bắp mà lại tránh được thời điểm hoạt động mạnh của ong và côn trùng vì ong thường đi kiếm mật vào những lúc trời nóng.
Khi dắt cho đi dạo tại các công viên, tránh để chó chạy nhảy, xục mõm vào những bụi rậm, khóm hoa vì rất có thể đó là nơi đàn ong đang trú ngụ và hoạt động. Nếu thấy có ong xuất hiện phải tránh xa khu vực đó để phòng tránh bản thân và chó không bị ong tấn công.
Nước hoa cho chó được khá nhiều bạn trẻ sử dụng để tạo hương thơm cho thú cưng của mình. Tuy nhiên, đây cũng là điều kiện kích thích đàn ong tìm tới và tấn công chó cưng của bạn. Vì vậy, khi dắt cho ra ngoài không nên xịt nước hoa cho chó.
Bài viết trên đây vừa chia sẻ với bạn đọc những triệu trứng và cách điều trị khi chó bị ong đốt. Qua đây chúng ta cũng thấy được mức độ nguy hiểm khi chẳng may bị ong tấn công để từ đó có những biện pháp phòng tránh phù hợp. Hy vọng, những thông tin này sẽ hữu ích, giúp bạn đọc tham khảo và áp dụng với chó cưng của mình.