Cá nô lệ hay cá mút rong ngay từ tên gọi đã dễ dàng giúp chúng ta hiểu được vai trò của loài cá này, chúng là một trong những loài cá dọn bể. Tuy nhiên loài cá này có những đặc điểm gì và cách chăm sóc ra sao thì không phải ai cũng nắm rõ. Bài viết sau đây xin gửi tới bạn đọc những thông tin liên quan tới việc chăm sóc loài cá dọn bể này.
Đặc điểm của cá nô lệ
Cá nô lệ hay còn gọi là cá mút rong, cá may, cá tổ ong, cá hút bụi,… là một loài cá nước ngọt rất phổ biến tại nước ta. Bản chất chúng vẫn thường được xem là thực phẩm chế biến các món ăn ngon. Cá nô lệ rất dễ nuôi và màu sắc cũng khá bắt mắt. Có thể nói, đây là lựa chọn đáng lưu ý trong các dòng cá dọn bể phổ biến hiện nay.
Cá nô lệ có viền mép nhọn, miệng cá có thể biến đổi thành hình dạng tựa như giác hút. Chính vì thế mà chúng có thể bám vào các bề mặt đá hoặc thành bể. Cá nô lệ hút rong rêu, thức ăn thừa và các chất bẩn phù du, giúp bể sạch hơn.
Cá nô lệ có 3 cặp râu, vây ngắn và nhỏ, vây đuôi lõm sâu. Đầu cá nhỏ, rất trơn và không vẩy, kích thước tối đa của cá nô lệ có thể đạt tới là 17cm. Vây lưng cá chia làm 2 cùng vây trước có ngạnh khá cứng, đuôi tròn và nhiều màu sắc. Đây là loài cá ăn tạp, cực kỳ dễ nuôi và ưa thích sống trong môi trường nước sạch. Loài cá này cũng có tập tính quẫy bùn nên đôi khi sẽ làm đục nước bể.
Kinh nghiệm nuôi cá nô lệ
Nếu bạn mới mua bể cá và các cây thuỷ sinh chưa đủ lớn và đất nền chưa được 5cm thì không nên nuôi giống cá này. Tập tính tranh dành lãnh thổ rất mạnh, cá nô lệ thường tranh giành địa bàn lẫn nhau và với cả những loài cá khác. Cá nô lệ phát triển nhanh và mạnh nhất trong bể thuỷ sinh lớn hơn 30 gallon. Bể nên bố trí nhiều cây thuỷ sinh, lũa, đá để chúng dễ lẩn trốn và cũng là nơi cung cấp thức ăn.
Cá nô lệ có thể thích nghi tốt ở nhiều điều kiện môi trường nhưng tốt nhất chúng ta nên giữ chúng ở mức nhiệt độ ổn định để tránh làm cá bị căng thẳng. Nếu nuôi cá nô lệ trong bể cá kích thước nhỏ, chúng sẽ tranh dành nhau rất mạnh. Không nên nuôi cá nô lệ trong bể cá dĩa hoặc cá thần tiên bởi 2 loài cá này sẽ không được yên thân vì bị cá nô lệ quấy rầy.
Nhiệt độ phù hợp nhất cho bể nuôi cá nô lệ là từ 23 đến 27 độ C. Loài cá này ưa thích nước cạn, chảy chậm. Nếu bể cá của bạn sở hữu hệ thông sục khí mạnh thì bạn có thể quan sát chúng sử dụng miệng để bám vào những mặt phẳng ở gần máy sục khí để di chuyển. Mặc dù có vẻ di chuyển khó khăn như vậy nhưng thực sự cá nô lệ đang kết hợp mút rong rêu hay các chất bẩn bám trên bề mặt bể.
Bạn cũng cần đảm bảo hàm lượng oxy đầy đủ cho bể thuỷ sinh nuôi cá cảnh. Không như những loài cá khác thường tìm kiếm oxy trên mặt nước bằng cách ngoi mồm. Cá nô lệ sẽ cam chịu dưới đáy bể và chết lúc nào không hay. Cá nô lệ khi trưởng thành cũng rất hung hãn, chúng có thể rượt theo và gây thương tích cho bất kỳ loài cá nào, kể cả kích thước lớn hơn.
Cá nô lệ sinh sản khó và khi trưởng thành, chúng thường đào hang trong nền hoặc tìm những bụi cỏ thuỷ sinh để đẻ trứng. Để ép đẻ cá nô lệ, bạn có thể chọn một đôi cá khoẻ mạnh, tách riêng ra bể khác. Để một thời gian cho cá quen với môi trường mới, bạn thả thêm vài con cá đực vào để việc ép đẻ dễ thành công hơn.
Cá nô lệ đẻ trứng vào sáng hoặc chiều, sau khi chúng đẻ, bạn phải tách cá bố mẹ và giữ lại trứng ở trong bể. Lúc này cần sục khí thường xuyên và sau 1 đến 3 ngày trứng sẽ nở. Cá bột mới nở đã có thể bò quanh đáy bể kiếm thức ăn. Bạn nên bổ sung thêm cho chúng các loài nhuyễn thể hoặc bo bo giúp cá phát triển nhanh hơn.
Cá nô lệ giá bao nhiêu?
Hiện nay, nhu cầu nuôi cá nô lệ đang phát triển rất nhanh, đặc biệt là ở các thành phố lớn. Loài cá này có giá thành rất rẻ bởi nguồn cung lớn. Bạn có thể dễ dàng tìm mua được loài cá này ở những địa chỉ cung cấp cá cảnh trên cả nước.
- Cá nô lệ đen có giá khoảng 10.000/con
- Cá nô lệ vàng đắt hơn có giá khoảng 15.000/con
Bài viết trên vừa gửi tới bạn đọc đặc điểm và cách chăm sóc ca nô lệ, loài cá được nuôi chủ yếu để dọn dẹp cho bể thuỷ sinh. Sau khi tham khảo những thông tin trên, hy vọng bạn đã tự phân tích được xem loài cá này có phù hợp với bể thuỷ sinh của mình hay không. Nếu còn thắc mắc về cách nuôi và chăm sóc các loài cá cảnh khác, bạn đọc có thể tham khảo thêm nhiều bài viết trên website của chúng tôi.
Chúc bạn sở hữu bể cá thuỷ sinh khoẻ mạnh và sinh động!
EM MUON MUA CA NO LE MA CAC SHOP GAN NHA VA LAN CAN DIEU KHONG CO, SHOP CO SHIP CA VE GIUP E DC K