Mua chuột hamster giá rẻ nào mà dễ nuôi nhất hiện nay?

51db672ac302a163017367f46d48f602

Hiện nay, nhiều bạn trẻ thích nuôi chuột Hamster làm thú cưng vì chúng  rất dễ nuôi công thêm vẻ ngoài đáng yêu dễ làm siêu lòng bất cứ ai sở hữu. Vậy nuôi cún có khó không, chăm sóc thế nào, thức ăn cần những gì? Trong bài viết này mình sẽ hướng dẫn chi tiết cách nuôi chuột Hamster để các bạn có một em cún cưng ú na ú nấp khoe với bạn bè.

Mua loại chuột Hamster nào dễ chăm sóc nhất? Đây là câu hỏi rất nhiều bạn trẻ hỏi mình. Để nuôi thành công một em chuột không khó. nhưng trước tiên bạn phải có kiến thức cơ bản về các giống chuột và đặc tính của chúng. Sau đó mới lựa chọn được em nào phù hợp với bạn. Hiện nay, trên thị trường nước ta phổ biến có 4 loại đó là: Hamster bear, Robo, Hamster Winter White, Hamster Cambell.

Chuột Hamster Bear

Chuột Hamster Bear
Chuột Hamster Bear

1. Đặc điểm

  • Gía bán dao động từ 50- 200.000đ.
  • Màu sắc: nâu, xám, đen, bò sữa.
  • Hamster Bear trưởng thành có kích thước 15cm, nặng tầm 200g. Cún sở hữu thân hình mập mạp, dễ nuôi, thân thiện.
  • Hamster Bear hơi nặng mùi so với các loại khác nên khi nuôi bé phải chú ý công tác vệ sinh nơi ở và vệ sinh thân thể cho cún.

2. Nhà và đồ chơi cho pet yêu

  • Có 3 loại chuồng rất phổ biến trên thị trường đó là: chuồng bằng kim loại, mica và nhựa. Nên dùng chuồng kim loại. Mùa đông bạn có thể lót thêm ổ ấm cho cún cưng.
  • Lót chuồng: Phổ biến có loại lót bằng mùn cưa và lót cát. Nên sử dụng lót mùn cưa loại mùn đẹp, không bụi vì sử dụng mùn cát khó vệ sinh hơn, chi phí cao hơn.
  • Đồ chơi: Đồ chơi gặm nhấm có tác dụng mài răng, giúp răng không mọc quá dài. Trên thị trường hiện nay có các loại đồ chơi gặm nhấm có tác dụng cung cấp can xi cho bé.
  • Nếu muốn cún cưng khỏe mạnh có thể mua whell cho cún rèn luyện cơ bắp.

3. Thức ăn của Hamster Bear

  • Rau xanh:Bắp cải, bí đỏ, rau mầm, xà lách.
  • Các loại hạt: Hạt dưa, hướng dương, hạt bí, óc chó, hạt dẻ.
  • Các loại quả: Táo, cherry, chuối, nho, lê.
  • Cỏ khô: Cỏ mã đề, bò công anh, cỏ ba lá.
  • Đồ ăn đóng hộp: Thức ăn cho chuột, thức ăn cho gà, ngũ cốc dinh dưỡng, thức ăn cho chim cảnh.
  • Các loại thức ăn không nên cho Hamster ăn: cà rốt, hẹ tây, hạnh nhân, mơ, tì bà, hạt táo, rau cần, hành lá. Không nên cho Hamster ăn các loại thức ăn nhiều dầu mỡ của người như các loại bánh, đồ ăn có chất kích thích như cà phê, rượu.
  • Bình nước: nên sử dụng bình nước bi gắn cố định vào chuồng.

Chuột Hamster Robo

Chuột Hamster Robo
Chuột Hamster Robo

1. Đặc điểm

  • Đây là loại chuột nhỏ nhất trong dòng Hamster. Loài này còn có tên khác là chuột đồng Mông Cổ. Một bé Robo dài khoảng 5cm, nặng 50-70g. Cún cưng này có đặc điểm là rất nhút nhát, hay giật mình. Tuy vậy chúng rất thích chơi đùa.
  • Gía bán : 150-200.000đ.
  • Màu sắc: Mặt trắng, mặt nâu.
  • Khi nuôi bé này nên hạn chế bồng bế vì cún chạy rất nhanh. Nếu để bé chạy mất bạn khó có thể bắt được. Nên nuôi 2 bé trở lên vì các bé loại này thích sống theo đàn.
  • Một điều cần lưu ý khi nuôi Robo là nó rất sợ nước nên không được tắm cho cún, nếu bạn làm sai có thể cảm lạnh mà chết. Chỉ nên tắm cát cho cún.

2. Nơi ở và đồ dùng cho cún

  • Nên chọn lồng cho cún có kích thước 30*40*40 cm.
  • Chúng thích chạy nhảy, đào hang trốn tìm nên đặt những chiếc giường nhỏ trong lồng.
  • Lót ngủ dùng loại mùn cưa, không dùng vải sợi để lót giường cho bé vì có thể sợi vải sẽ quấn vào chân bé gây tổn thương.
  • Không nên dùng những đồ chơi bằng nhựa mềm hoặc bằng lông sẽ gây nguy hiểm cho Robo.
  • Sử dụng các loại đá mài răng để giảm sự sắc nhọn và dài ra của răng bé Robo.

3. Thức ăn cho Hamster Robo

  • Nên bổ sung cho Hamster thức ăn giàu đạm như trứng, cám, các loại hạt, cỏ khô, ngũ cốc.
  • Chúng thích ăn các loai hạt như hướng dương, hạt bí, hạt kê… Ngoài ra bạn có thể bổ sung thêm đậu bắp, cà rốt trong khẩu phần ăn của cún hàng tuần.
  • Ngoài ra côn trùng như dế, sâu cũng là thức ăn yêu thích của Robo.
  • Không nên cho cún ăn các loại đậu chưa nấu chín, chocolate, các loại thức ăn chứa chất kích thích của con người.

Chuột Hamster Winter White

Chuột Hamster Winter White
Chuột Hamster Winter White

1. Đặc điểm

  • Hamster Winter White là dòng hiền lành và thân thiện nhất trong họ Hamster. Có vẻ ngoài tròn xoe như 1 cục bông tí hon. khi thuần hóa được bé rất thân thiện và làm cho bạn cảm thấy giảm căng thẳng mệt mỏi sau những giờ học và làm việc. Bé rất thích được vuốt ve, âu yếm.
  • Gía tham khảo: 70-150.000đ
  • Màu sắc:bông lan, sóc, trà sữa.
  • Dài 8-10cm, nặng 120g

2. Nhà ở và đồ dùng cho bé

  • Nên chọn cho bé chiếc lồng kích thước 40*30*30 cm.
  • Không đặt lồng tại nơi có ánh sáng trực tiếp chiếu vào, nhiệt độ phòng khoảng 21-29 độ là hợp lý.
  • Giường ngủ cho bé nên sử dụng chất liệu nhựa, không nên sử dụng chất liệu gỗ thông hay gỗ tùng không tốt cho bé.
  • Winter White là loài phát triển rất nhanh vì vậy bạn phải cho cún đồ chơi bằng gỗ để cún mài bớt độ nhọn và dài của  răng.
  • Bạn có thể lựa chọn loại bánh xe phù hợp để cho bé rèn luyện sức khỏe.

3. Thức ăn

  • Hàng tuần nên bổ sung thêm cho bé mè đen giúp mượt lông và sâu khô để đầy đủ chất dinh dưỡng.
  • Không nên cho bé ăn thực phẩm chứa nhiều đường, hạn chế các loại hoa quả.
  • Bình nước nên kiểm tra thường xuyên, đảm bảo đủ và sạch.

Chuột Hamster Cambell

Hamster Cambell
Hamster Cambell

1. Đặc điểm

  • Có ngoại hình tương đối giống với Hamster Winter White tuy nhiên có chiếc mũi thẳng và nhọn hơn.
  • Cún tương đối nhút nhát, tuy nhiên khi bạn đã làm quen được với cún thì bé sẽ rất quấn bạn đấy. Thân hình tròn vo của cún sẽ làm bạn mê mẩn, thích vuốt ve cả ngày.
  • Gía tham khảo: 100-200.000đ
  • Màu sắc thường là màu bò sữa, đen yếm.

2. Nhà ở và đồ chơi

  • Cún rất thích vận động nên chọn lồng hơi  rộng một chút để cún có thể thoải mái chơi đùa.
  • Không đặt lồng tại nơi có quá nhiều ánh sáng, ồn ào.
  • Không lót chuồng bằng báo cũ, giấy có mực in sẽ gây độc hại cho bé.
  • Nên sử dụng đá mài răng để hạn chế sự phát triển của những chiếc răng sắc nhọn.
  • Có thể đặt bánh xe trong lồng cho cún chơi đùa tuy nhiên nên tham khảo lựa chọn loại bánh xe phù hợp tránh gây gù lưng cún trong quá trình vận động.

3. Thức ăn

  • Rau: Măng tây, giá đỗ, mâm xôi, bắp cải.
  • Qủa: Việt quất, dâu tây, táo, nho…
  • Thực phẩm nấu chín như trứng luộc, thịt gà, thịt bò, châu chấu, dế.
  • Không nên cho cún ăn các loại thức ăn chứa nhiều đường hoặc nhiều dầu mỡ của con người.

Lưu ý khi nuôi Hamster

Nuôi chuột Hamster không khó
Nuôi chuột Hamster không khó

Khi mua Hamster, thời  điểm chiều tối là thích hợp nhất. Lúc này các bé vận động nhiều nên có thể phân biệt được bé nào tốt.

Khi mua nên chọn bé từ 6-10 tuần tuổi. Lúc này rất dễ nuôi và thuần hóa.Chọn cún mắt sáng, lông mượt, không trầy xước, cơ và chi phát triển tốt.

Nên thường xuyên tắm cát, vệ sinh nhà ở cho cún hàng ngày nếu bạn không muốn cún cưng của mình bốc mùi.

Với những chia sẻ của mình, hy vọng các bạn sẽ chọn được một em Hamster hợp lý để làm cún cưng. Trong quá trình nuôi chuột Hamster các bạn cũng có thể chia sẻ kinh nghiệm giúp những người nuôi mới đỡ bỡ ngỡ để cùng sở hữu những cún Hamster xinh xắn.

5/5 - (1 bình chọn)

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *