Kỹ thuật nuôi cua đồng cho năng suất tốt, mang lại hiệu quả kinh tế cao

Nuôi cua đồng

Nuôi cua đồng hiện được cho là mô hình chăn nuôi mang lại hiệu quả kinh tế cao. Cua đồng là loài sinh sản quanh năm nếu được sinh sống trong môi trường thuận lợi nhưng mạnh nhất vào mùa hè và mùa thu. Cua đồng phân bố rộng khắp các tỉnh, vùng miền tại nước ta và không còn xa lạ với mọi người. Dưới đây là những chia sẻ về kinh nghiệm nuôi cua đồng cơ bản cho bạn đọc tham khảo.

Nuôi cua đồng

Nuôi cua đồng ở đâu?

Cua đồng có thể nuôi được ở nhiều môi trường và cách thức khác nhau. Từ bể xi măng, ao hay nuôi tại ruộng lúa. Mỗi mô hình cũng có những ưu nhược điểm và cách thức khác nhau. Chi tiết như sau:

Nuôi cua đồng trong bể xi măng

Bể xi măng có kích thước tùy thuộc vào mô hình nuôi của bạn. Quan trọng là độ lệch của đáy bể và hệ thống cấp thoát nước, phần trũng đáy bể cần có van xả. Trên miệng bể có thể thiết kế lưới ch chắn để tránh ánh nắng mặt trời chiếu rọi trực tiếp vào bể.

Để tẩy sạch mùi xi măng và cát chát trong bể chúng ta có thể ngâm thân cây chuối trong đó khoảng 1 tuần. Sau đó tháo hết nước và vệ sinh lại một lần nữa. Nên sử dụng vòi xịt áp lực cao để đẩy hết cát xi ra ngoài. Cuối cùng dùng Clo hoặc thuốc tím để khử trùng trước khi tiến hành thả cua giống vào bể.

Trong bể cần bố trí hang hốc cho cua trú ẩn, có thể xếp các tảng đá ong tùy thuộc kích thước, nên tạo hang cho cua ở phần cao của bể. Cần hạn chế mức độ nước đạt độ sâu không quá 10cm để cua thích nghi, mực nước trong bể nên duy trì trong khoảng 1/3 thể tích bể là được.

Nuôi cua đồng

Nuôi cua đồng tại ao

Để nuôi cua đồng trong ao, bạn cần thiết kế và có những biện pháp để ao có môi trường tương tự như sông suối. Với nguồn nước dồi dào, hệ thống cấp thoát ổn định. Đáy ao không được có nhiều bùn nhão, nên là nền đất thịt hoặc đất sét. Cải tạo đất và nguồn nước để đảm bảo không bị nhiễm phèn, duy trì nồng độ pH ổn định trong khoảng 65. Đến 8.5 với nhiệt độ trung bình từ 28 đến 32 độ C.

Với mô hình nuôi cua tại ao, ao nên có diện tích tối thiểu từ 300 tới 1000m2. Độ sâu trung bình từ 80cm tới 1.2m. Bờ bao ao có thể dài khoảng 3m, khoảng cách nước mặt tới bờ tầm 1m đến 1.5m. Rào chắn kỹ càng xung quanh bờ ao bằng lưới nhựa hoặc rào tre. Rào chắn nên đặt hơi nghiêng so với mặt ao để cua bò lên bờ cũng không thoát ra ngoài.

Trong ao cần có hệ thống cấp thoát nước tiêu chuẩn, ổn định để dễ dàng điều tiết nước. Mỗi nắp cống đều phải có lưới che chắn rác và tránh cua thoát ra ngoài. Bố trí nhiều hang hốc bằng nhiều cách trong ao giúp cua có nơi trú ngụ và lột xác.

Nuôi cua tại ruộng lúa

Nếu nuôi cua tại ruộng lúa, chúng ta nên chọn thửa có diện tích tối thiểu từ 0.5 đến 1ha. Xung quanh bố trí rào chắn tương tự như nuôi tại ao. Trong ruộng cần đào nhiều mương ngang rọc với độ rộng khoảng 1.2m và sâu khoảng 1m để làm nơi trú ẩn cho cua. Đảm bảo làm sao diện tích của mương chiếm khoảng 30% diện tích thửa ruộng là ổn. Tại các cửa cống thoát nước phải có che chắn cẩn thận, nền cống phải đầm chặt tránh cua thoát ra ngoài.

Kỹ thuật nuôi cua đồng cho năng suất cao

Trước khi thả cua giống từ 1 tới 2 tuần, chúng ta phải cải tạo khu vực nuôi bằng cách bón vôi với liều lượng 10kg/100m2. Sau đó phơi nắng vài ngày để tiêu diệt hết mầm bệnh. Tiến hành cấp nước vào bể hoặc ao nuôi, nếu nuôi tại ruộng thì không để nước tràn lên ruộng. Chỉ khi lúa chuẩn bị làm đòng thì mới cấp nước để của lên tìm thức ăn.

Tạo điều kiện cho động vật phù du, thực vật thủy sinh phát triển trong ao nuôi mới bằng cách thả vào phân chuồng, phân xanh hoặc các loại phân hóa học khác. Liều lượng cho phân khoảng 100kg/100m2 diện tích kết hợp với 1kg phân đạm cùng 2kg phân lân.

Nuôi cua đồng

Chọn giống cua

Chúng ta có thể chọn giống cua từ các nơi ương giống hoặc bắt ngoài tự nhiên. Nên chọn những con cua đồng giống có kích thước đồng đều, tươi màu, nhanh nhẹn và đầy đủ bộ phận. Thời điểm thích hợp để thả cua là sáng sớm hoặc chiều mát. Thả cua đều khắp ao, không thả tập trung một chỗ vì cua có tập tính ăn lẫn nhau.

Thức ăn cho cua

Cua ăn rất nhiều, chúng có thể hấp thụ khối lượng thức ăn bằng 10% trọng lượng của cơ thể. Cua đồng có tập tính trú ẩn ban ngày và kiếm ăn vào ban đêm nên hạn chế cho ăn ban ngày và tăng cường vào ban đêm. Có thể cho cua ăn thành 4 lần mỗi ngày vào sáng sớm, tầm trưa, chiều mát và tối muộn.

Lúc cua còn nhỏ, chúng ta có thể cho chúng ăn các loại lúa, rong, các loài ráp xác, ốc, cá,…kể cả xác động vật. Cua cũng ăn cám gạo, cám ngô và các loại thức ăn chế biến sẵn có độ đạm trên 22%. Trong quá trình nuôi cua đồng cần thường xuyên kiểm tra môi trường nước, từ nồng độ pH, nhiệt độ, độ mặn của nước,… để đảm bảo cua phát triển tối đa. Thay nước từ 3 tới 10 ngày với lượng nước khoảng 30% tổng lượng nước trong ao.

Qua bài viết trên đây, chắc hẳn bạn đọc đã hiểu hơn về mô hình nuôi cua đồng mang lại năng suất, hiệu quả kinh tế cao đang được nhiều bà con áp dụng hiện nay. Hy vọng, những thông tin mà chúng tôi vừa chia sẻ sẽ hữu ích với bạn.

5/5 - (1 bình chọn)

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *