Cách nuôi mèo con và huấn luyện chúng cho người mới bắt đầu

74791edf1f8e8b8289a5067737630874

Mèo là thú nuôi rất phổ biến, dễ thích nghi với khả năng sống sót cao. Hiện nay tình trạng mèo con bị bỏ rơi hiện nay rất nhiều, một phần vì do hậu quả của việc không triệt sản. Rất nhiều bạn muốn nuôi mèo con nhưng lại chưa biết cách chăm sóc, nhất là mèo bị bỏ rơi. Mèo trong giai đoạn này rất dễ bị chết non, vì thế bài viết này sẽ chia sẻ kinh nghiệm về cách nuôi mèo con cùng một vài lưu ý khi chăm sóc và huấn luyện chúng.

Nuôi mèo con dưới 1 tháng tuổi

Với mèo con trong tầm tuổi này, thức ăn của chúng sẽ là sữa, bạn có thể mua sửa trẻ em cho mèo uống. Sữa cần được hâm bằng nước ấm, để nguội rồi mới cho mèo uống. Nếu mèo con tự uống được thì tốt, còn không bạn hãy mua bình sữa nhỏ cho mèo bú.

Không nên cho mèo con dưới 1 tháng tuổi uống sữa đặc có đường, vì loại sữa này sẽ làm mèo khó tiêu, dễ bị tiêu chảy. Mèo con dưới 1 tháng tuổi thường đòi ăn liên tục, bạn có thể cho chúng ăn sữa thường xuyên và thật no để chúng nằm ngủ ngoan, không đi lại lung tung. Thực tế, nếu tìm được mèo cái đang có sữa cho chúng bú sẽ là tốt nhất.

Mèo con
Mèo con dưới 1 tháng tuổi cần được chăm sóc bằng sữa

Một vấn đề nữa trong cách nuôi mèo con chính là chỗ ngủ của chúng phải ấm, bạn phải thay lót thường xuyên vì mèo con chỉ biết ăn và vệ sinh. Nếu bạn đã chấp nhận nuôi mèo nhỏ như vậy thì cũng phải chấp nhận luôn việc cho ăn và dọn vệ sinh cho chúng, nói chung phải chịu khó.

Lưu ý quan trọng nhất khi nuôi mèo trong độ tuổi này là bạn phải tránh không cho chúng ăn linh tinh, đề phòng bị tiêu chảy là được. Bên cạnh đó, các bé mèo lúc này không biết lạ quen nên bạn hãy lấn lá chơi với chúng để tạo cảm giác thân thiện hơn nhé.

Nuôi mèo con trên 1 tháng tuổi

Ở độ tuổi này, bạn đã có thể tập cho mèo ăn cơm hoặc thức ăn khô. Đối với hạt thì bạn phải mua đúng loại hạt dành cho mèo con, tập ăn với số lượng ít và tăng dần theo thời gian. Cần lưu ý vì mèo thường bị tiêu chảy nếu ăn quá nhiều hoặc thức ăn không hợp, bạn nên chia nhỏ khẩu phần ăn, theo dõi phân, nếu bình thường là được.

Mèo tầm tuổi này đã khá lớn và biết cách vệ sinh đúng chỗ. Tuy nhiên, nếu bé mèo của bạn đi vệ sinh lung tung thì cần phải huấn luyện nó. Dắt nó tới chỗ vừa “ị bậy”, quát và đánh nhẹ mấy cái, sau đó dọn sạch sẽ, khử mùi. Khi lau dọn, bạn hãy mang theo giấy vệ sinh chùi chỗ đó và mang tới nơi muốn bé mèo đi vệ sinh, sau đó giắt nó vào. Nói chung, tầm tuổi này thì vấn đề vệ sinh của mèo là đau đầu nhất nên bạn cần kiên nhẫn.

Mèo con
Mèo cần được hướng dẫn đi vệ sinh ngay từ bé

Lúc này béo mèo của bạn đã biết lạ, quen nên bạn phải thường xuyên tiếp xúc, vuốt ve để nó dạn người hơn nữa, nếu không sau này sẽ rất để chạm được vào nó. Bạn cũng nên lưu ý tẩy giun cho mèo với liều lượng thích hợp. Không biết thì có thể mang tới bác sĩ thú ý, sử dụng thuốc hoặc tiêm đều được.

Nuôi mèo con trên 3 tháng tuổi

Lúc này thì béo mèo của bạn đã ăn uống dễ dàng rồi nhưng bạn vẫn nên lưu ý phân của bé để điều chỉnh tỷ lệ thức ăn cho phù hợp, có thể bổ sung thêm rau xanh. Không giống như lúc còn nhỏ, tầm này mèo sẽ khó bảo và khó gần hơn. Bạn nên chịu khó dắt bé đi vệ sinh hoặc chuẩn bị một khu vực, chậu cát và cho bé mèo chơi ở đó, nó sẽ vệ sinh luôn bên trong.

Bé mèo đã quấn người sẵn thì không nói, nếu không sẽ rất khó lại gần được những bé mèo đã lớn tầm này. Lúc này đòi hỏi bạn phải chịu khó, mỗi lần cho ăn hãy sờ đầu, vuốt lưng, chơi đùa với nó, dần dần tiếp cận và làm quen.

Mèo con quấn người
Chơi với chúng từ bé là phướng pháp giúp mèo quấn người

Mèo con trên 3 tháng tuổi có thể tắm được rồi, bạn nên tắm bằng sữa tắm dành cho mèo mỗi tháng một lần để loại bỏ ve, rận, ký sinh và nấm da. Tắm xong phải lau và sấy khô ngay, tránh để bé mèo bị lạnh. Mèo tầm tuổi này cũng cần tẩy giun và nếu là mèo đực thì hãy cho đi triệt sản khi được 6 tháng tuổi.

Một vài lưu ý khi nhận nuôi mèo con

Ngoài ra, nếu mèo con không phải của nhà bạn mà là bạn nhận nuôi, đây cũng là lần đầu tiên bạn chăm mèo thì cần lưu ý một vài vấn đề sau đây nhé:

  • Cần xác định bé mèo con mà bạn đang muốn nhận nuôi không bị bệnh, nhất là bệnh truyền nhiễm. Bên cạnh đó, mọi người trong nhà bạn không ai bị dị ứng với mèo thì mới nhận nuôi.
  • Bạn cũng nên cân nhắc xem mình có thời gian, chi phí để nuôi chúng hay không. Đây là lưu ý không chỉ dành riêng cho mèo mà với bất kỳ thú nuôi nào cũng vậy.
  • Bạn cần tham khảo và nắm bắt rõ những kiến thức về mèo, những thói quen của chúng để chăm sóc cho béo mèo phát triển tốt, khoẻ mạnh và đáng yêu hơn.

Đó là những kinh nghiệm về cách nuôi mèo con dành cho những người mới bắt đầu mà bài viết vừa chia sẻ. Hy vọng, những thông tin trên sẽ hữu ích với bạn!

4.2/5 - (12 bình chọn)

4 những suy nghĩ trên “Cách nuôi mèo con và huấn luyện chúng cho người mới bắt đầu

  1. trang nói:

    cho em hỏi, em định nhận nuôi một bé mèo mà chủ trc của bé bị nhiễm hiv mà ko pit bé có bị nhiễm ko thì bây h làm thế nào để pit bé có nhiễm ko ạ. nếu có thì có lây sang chủ ko ạ

    • Thành Nam nói:

      HIV có thể vào trong máu của chó mèo nhưng không thể tồn tại lâu được. Tuy nhiên để chắc chắn thì bạn nên mang bé mèo ra phòng khám thú y để xét nhiệm xem bé có bị bệnh gì khác không nhé.

    • Therr nói:

      Không sao cả nhé. Tại HIV chỉ lây qua 3 đường chính: đường tình dục, đường từ mẹ sang con và đường máu. Nếu trong cơ thể của bé không có máu của chủ thì bé không bị gì cả nha

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *