Parvo là căn bệnh truyền nhiễm và là nguyên nhân dẫn tới nhiều trường hợp tử vong ở chó. Để giúp bạn đọc hiểu rõ hơn về bệnh Parvo ở chó cùng cách điều trị và phòng ngừa căn bệnh này. Nuôi Thú xin gửi tới những thông tin liên quan qua bài viết sau đây.
Mục lục
Bệnh Parvo ở chó là gì ?
Bệnh Parvo ở chó là bệnh truyền nhiễm Canine parvovirus hay còn gọi là bệnh viêm đường ruột, dạ dày nhưng do vi rút gây nên. Bệnh này là khiến chó mất đi sức đề kháng và dẫn tới tỉ lệ tử vong rất cao.
Đây là căn bệnh rất dễ lây lan ở chó, nhất là những cá thể chưa được tiêm phòng và chó con dưới 4 tháng tuổi. Virus Parvo sẽ xâm nhập và tấc động vào đường tiêu hoá, sau đó lây lan trực tiếp tới những con chó khoẻ mạnh khác. Chúng cũng có thể lan truyền qua môi trường, mầm bệnh trong phân và thậm trí cả con người.
Virus Parvo có khả năng tồn tại mạnh mẽ trong môi trường với nhiệt độ nóng và lạnh, độ ẩm cao hoặc khô. Khả năng lây lan của Parvo mạnh mẽ tới mức, chúng có thể lan truyền qua lông hoặc chân chó khi tiếp xúc với mặt sàn có chứa virus.
Triệu chứng của bệnh Parvo
Cún cưng của bạn sẽ có một vài biểu hiện sau nếu không may mắc phải virus Parvo:
- Chó lờ đờ, bỏ ăn, mệt mỏi
- Chó bị đau, sờ thấy chướng bụng
- Sốt nóng hoặc sốt lạnh
- Chó bị nôn mửa
- Tiêu chảy, phân dính máu. Chó đi ỉa ra máu kết hợp những triệu trứng trên thì 90% là chó đã bị Parvo.
Với những biểu hiện này, nếu kéo dài lâu sẽ khiến cún bị tổn thương đường ruột và hệ miễn dịch, gây ra sốc do nhiễm khuẩn. Chó thường sẽ tử vong sau 2 đến 4 ngày kể khi có triệu chứng đầu tiên. Vì thế, bạn cần nhanh chóng mang cún cưng tới bác sĩ thú y nếu nó có một trong những dấu hiệu trên.
Triệu chứng của Parvo đặc biệt rất giống các bệnh đường ruột khác như virus Corona, chó bị xuất huyết đường ruột, bệnh trùng cầu, giun móc… khiến cho rất nhiều người bị nhầm lẫn, điều này rất nguy hiểm cho thú cưng. Vì thế nếu không chắc chắn chó bị bệnh gì thì hãy mang chó đi xét nghiệm Parvo hoặc nhờ bác sĩ thú y uy tín. Nếu đã biết chắc chó bị Parvo thì hãy bình tĩnh và xử lý dần dần nhé.
Điều trị bệnh Parvo ở chó
Trên thực tế, chưa hề có thuốc đặc trị hiệu quả bệnh Parvo ở chó mà chỉ là giúp hỗ trợ hệ miễn dịch đủ khả năng chống trọi lại bệnh mà thôi. Bên cạnh đó là các biện pháp chăm sóc cho chó như giữ ấm, chống mất nước bằng cách truyền dịch, kiểm soát tình trạng nôn mửa và tiêu chảy để ngăn ngừa nhiễm khuẩn kế phát.
Điều trị virus Parvo khá tốn kém nếu bạn không phát hiện sớm nhưng nếu chăm sóc tích cực thì vẫn có thể đem lại tỉ lệ sống tới 80% cho cún cưng của mình. Đặc biệt lưu ý, chó nhiễm Parvo cần được cách ly để tránh lây lan cho chó khoẻ. Thực hiện vệ sinh, diệt khuẩn chuồng nuôi và khu vực sinh hoạt theo hướng dẫn.
Bệnh Parvo cần một phác đồ điều trị nghiêm khắc thì các bạn mới có thể cứu sống chó được. Ngoài việc điều trị cho chó thì bạn cũng cần kiêng cho chó ăn những đồ tanh, mỡ màng trong thời gian này. Nếu có thì chỉ cho chúng uống cháo loãng và truyền dịch. Nhiều bạn vì thương cún mà cho chúng ăn thức ăn hàng ngày khiến bệnh tình của chúng càng thêm trầm trọng.
Lời khuyên: Bệnh Parvo là bênh rất khó chữa và khiến cún bị tử vong rất cao, hãy tiêm phòng cho chó để ngừa bệnh cho bé. Nếu chó nhà bạn bị Parvo và bạn chưa có kinh nghiệm điều trị thì tốt nhất hãy mang chó ra các cơ sở thú y uy tín. Ở đây chó của bạn sẽ được chuẩn đoán và chữa trị một cách tốt nhất.
Phòng ngừa bệnh Parvo
Bạn cần tuân thủ và thực hiện đúng lịch tiêm phòng cho cún, kết hợp vệ sinh sạch sẽ khu vực nuôi nhốt. Nhất là với chó con, kháng khuẩn của hệ miễn dịch còn kém chưa thể chống lại virus Parvo nên rất dễ mắc bệnh. Vì thế bạn cần tiêm vacxin cho cún theo đúng lịch trình để đảm bảo sức khoẻ cho cún một cách tốt nhất.
Ngoài ra, bạn cũng cần lưu ý chăm sóc, vệ sinh lông cho chó theo định kỳ. Riêng chó chưa tiêm vacxin không nên cho tiếp xúc với chó bệnh và người đã tiếp xúc với chó bệnh cũng không được tiếp xúc với những con chó khác. Nếu bắt buộc cần vệ sinh, rửa tay và sát khuẩn quần áo trước khi tiếp xúc.
Ngăn cản, không để chó ngửi hay liễm phân của những con chó, mèo khác ở nơi công cộng. Lưu ý vệ sinh phân, nước tiểu của chó để tránh hình thành mầm bệnh và lây lan virus, gây ảnh hưởng tới sức khoẻ của chó.
Ngoài ra, nếu cún cưng có những triệu chứng ở phần trên, bạn không nên mang chó tới những nơi công cộng, tiệm cắt tỉa lông chó,…để tránh lây lan cho những con chó khác.
Hy vọng, với những chia sẻ này, bạn đọc đã hiểu rõ hơn về bệnh Parvo ở chó. Đồng thời, nắm được các biểu hiện của bệnh, từ đó có những đề phòng và chăm sóc cún cưng đúng cách.