Nuôi cá cảnh trong chậu thuỷ tinh như thế nào để cá khỏi chết?

nuôi cá cảnh trong chậu thuỷ tinh

Rất nhiều bạn đã đặt câu hỏi cho Nuôi Thú rằng tại sao nuôi cá cảnh trong chậu thuỷ tinh cá rất dễ chết? Thực ra vì bạn không có kinh nghiệm nuôi cá cảnh trong thể tích nhỏ như vậy. Vì thế, bài viết sau đây sẽ chia sẻ những kinh nghiệm cơ bản nhất, giúp bạn có được chậu cá cảnh bắt mắt, dài lâu.

Lưu ý khi nuôi cá cảnh trong chậu thuỷ tinh

Chậu thuỷ tinh không có hệ thống lọc nước nên bạn cần chọn những giống cá khoẻ mạnh, có thể sống tốt trong môi trường ít oxy. Các bạn có thể tham khảo một số loài cá cảnh dễ nuôi không cần oxy phù hợp khi bạn nuôi trong chậu thủy tinh hoặc mới chơi cá.

Cá cảnh thích hợp nuôi trong chậu thuỷ tinh

Bạn có thể chọn những loài cá kích thước nhỏ, sống tốt trong môi trường nghèo oxy như:

  • Cá đuôi kiếm, cá mún là những giống cá khoẻ mạnh, bạn nên ghép nuôi 1 đến 2 cặp. Cá sọc ngựa và cá vàng cũng là lựa chọn phổ biến.
  • Cá bảy màu chỉ nên nuôi từ 2 đến 4 con và chọn những dòng bảy màu không cần nhiều oxy để nuôi.
  • Cá betta có lẽ là lựa chọn ưa thích hơn cả vì chúng rất đẹp, ưa thích môi trường thiếu oxy
nuôi cá cảnh trong chậu thuỷ tinh
Nuôi cá cảnh trong chậu thuỷ tinh cần chọn cá dễ nuôi cần ít oxy

Thay nước thường xuyên

  • Chậu thuỷ tinh nhỏ nên nước sẽ nhanh bẩn, bạn cần thay nước thường xuyên nhưng phải phơi nắng trước đó để bay hết khi clo.
  • Mỗi lần thay nước chỉ thay 50% lượng nước cũ để tránh cá bị sốc nước. Cá khi đã quen nước thì có thể tăng phần trăm nước mới mỗi khi thay.

Lọc nước

Chỉ nên sử dụng máy lọc nước công suất nhỏ nhất và để vòi sủi sát với mặt nước. Nếu dùng máy lọc quá mạnh có thể khiến nước dao động nhiều làm cá mệt mỏi, đuối sức dẫn đến chết, nước cũng bị văng bắn ra ngoài và nhanh đục hơn. Hoặc các bạn có thể sử dụng thuốc làm trong nước hồ cá để bể cá của chúng ta luôn được trong và sạch.

Cho cá ăn

Chỉ nên cho cá ăn các loại trùng chỉ và lăng quăng sau khi đã lọc sạch. Nếu bạn cho cá ăn thức ăn tổng hợp thì chỉ cho ăn với lượng vừa phải thôi nhé. Thức ăn cho cá loại tổng hợp thường rất nhanh tan ra và làm bẩn bể cá, điều này khiến cho môi trường bị bẩn và cá rất nhanh chết.

Lý do bạn nên nuôi cá trong chậu thuỷ tinh

Còn gì tuyệt vời hơn những khi mệt mỏi lại được hoà mình vào tự nhiên, được quan sát sự vận động của những chú cá dễ thương. Đó cũng là ưu điểm, là lý do mà nuôi cá trong chậu thuỷ tinh vẫn được ưa chuộng cho tới ngày nay.

Dễ di chuyển chậu cá

Bể cá thuỷ sinh có kích thước lớn, bắt buộc phải đặt cố định hoặc treo tường. Ngược lại, chậu thuỷ tinh có kích thước nhỏ, gọn và dễ dàng di chuyển, mang theo. Chậu cá mini có thể đặt ở bàn làm việc, bàn học, phòng khách hoặc ở bất cứ đâu. Dù cho bạn có để chậu cá thuỷ tinh ở đâu thì nó cũng là một điểm xuyên không của thiên nhiên. Không gian của bạn sẽ trở nên nhẹ nhàng và thoáng đãng hơn.

nuôi cá cảnh trong chậu thuỷ tinh

Không chiếm diện tích

Chậu cá thuỷ tinh hay chậu cá mini không chiếm nhiều diện tích bởi kích thước nhỏ. Bạn có thể đặt mua và thiết kế sao cho phù hợp với không gian sống, học tập và làm việc của mình vô cùng tiện lợi. Ưu điểm lớn nhất là tiết kiệm không gian, tiết kiệm chi phí mà vẫn sở hữu một chậu thuỷ tinh với những chú cá tuyệt đẹp bơi lội bên trong.

Không yêu cầu nhiều phụ kiện

Những bể cá thuỷ sinh lớn đặt cố định hoặc treo tường đòi hỏi rất nhiều những thiết bị đi kèm như hệ thống lọc nước, sục khí, máy sưởi, nhiệt kế, ánh sáng,….Ngược lại, với chậu cá thuỷ tinh thì những thiết bị ấy không còn cần thiết. Bạn có thể tận dụng ánh sáng tự nhiên cho chậu cá thuỷ tinh, chỉ cần chú ý thay nước đều đặn đúng cách, làm sạch kỹ càng là đã có thể thoả mãn thú chơi cá cảnh của mình.

Tiết kiệm chi phí

Giá thành mua chậu thuỷ tinh rất rẻ, những loài cá nhỏ với số lượng ít cũng không khiến bạn phải tốn kém nhiều chi phí. Bên cạnh đó, việc không đòi hỏi đến các phụ kiện, thiết bị đi kèm vừa giúp bạn có thể tự mình chăm sóc cho cá, vừa giảm thiểu rất nhiều chi phí phải bỏ ra. Những loài cá nuôi trong chậu thuỷ tinh cũng thường có giá thấp hơn nhiều so với những loài cá lớn đắt tiền được nuôi trong bể thuỷ sinh.

Tóm lại, mọi khoản từ việc chọn loại cá, cây thuỷ sinh, phụ kiện, các thiết bị cho đến việc chăm sóc vệ sinh chậu thuỷ tinh đều đơn giản hơn rất nhiều so với bể cá thuỷ sinh cố định. Từ đó, chi phí cũng hạn chế hơn rất nhiều.

Như vậy, bài viết vừa chia sẻ với bạn đọc những kinh nghiệm cần biết khi nuôi cá trong chậu thuỷ tinh. Trong thời gian làm việc, mỗi khi mệt mỏi bạn có thể quay sang ngắm nhìn chậu cá để tăng thêm động lực. Mỗi ngày, bạn chỉ cần dành ít thời gian để chăm sóc, cho cán ăn và ngắm nhìn chúng bơi lượn sẽ mang tới nguồn cảm hứng mới để xua tan mệt mỏi. Ngoài ra thì trước khi nuôi bạn cũng nên tham khảo thêm bài viết cách nuôi cá cảnh dành cho người mới để cá không bị chết để có kinh nghiệm khi bắt đầu gia nhập món cá cảnh này nhé.

Hy vọng những thông tin trên sẽ hữu ích đối với bạn. Chúng tôi rất vui mừng nếu bạn để lại bình luận phía dưới bài viết, cùng nhau chia sẻ những kinh nghiệm hay trong quá trình nuôi cá cảnh.

5/5 - (1 bình chọn)