Mèo bị co giật xử lý như thế nào, cho uống thuốc gì?

4cc05b35c2f937c5bd9e7d41d3686fff

Mèo bị co giật có thể bắt nguồn từ nhiều nguyên nhân khác nhau như từ các chất độc, do di truyền, dị tật bẩm sinh hoặc do ký sinh trùng, nhiễm khuẩn, nấm,… Tuy là hiện tượng không mấy phổ biến nhưng nó rất nguy hiểm nếu không được xử lý kịp thời có thể dẫn đến tử vong hoặc để lại di chứng xấu sau này, thậm chí đến cả đời con. Bài viết dưới đây sẽ chỉ ra một số nguyên nhân cụ thể và những loại thuốc nên được dùng để bạn có thể giúp chú mèo của mình không nguy hiểm đến tính mạng.

Nguyên nhân mèo bị co giật

Co giật vô căn (tức là không tìm thấy nguồn gốc): Co giật vô căn có thể là do di truyền ở một số giống khác khi lai tạo mèo. Kiểu co giật này được chuẩn đoán khi mà tất cả những nguyên nhân gây co giật khác đã được loại bỏ bằng cách kiểm tra cơ thể, xét nghiệm máu hay bất kỳ thủ tục nào cần thiết.

Mèo có thể bị co giật do ăn phải những thức ăn độc hại hoặc kí sinh trùng hoạt động trong cơ thể. Biểu hiện khi mèo bị co giật đó là da chú mèo của bạn bị gợn lên, nó điên cuồng liếm láp, hoảng sợ và chạy đi một cách vô định. Đây được gọi là hội chứng Hyperesthesia.

09676fac73eda6cac726c43e43e86c58

Cách xử lý hiệu quả nhất khi mèo bị co giật

Co giật do bị trúng gió

  • Biểu hiện: kêu rú khác thường, co giật, ngất xỉu, chạy vào nơi tối, hàm cứng và có thể bị liệt
  • Cách xử lý: Trong lúc đợi cơn co giật của mèo đi qua thì bạn hãy pha 1 cốc trà gừng để cho mò uống, rồi xoa bóp chân tay mèo bằng mật gấu, dầu nóng hoặc rượu gừng. Đối với những chú mèo lông dài nếu cần thiết thì nên cắt tỉa lông trước khi xoa bóp. Sau khi các thao tác đó hoàn thành thì bạn hãy đưa chú mèo của mình đến bác sĩ thú y để kiểm tra thêm nhé!

Co giật do bị ăn phải thức ăn có độc

  • Biểu hiện: Đồng tử co giãn, toàn bộ cơ thể bị cứng đơ, bị co giật và miệng sủi bọt mép
  • Cách xử lý: Trước tiên bạn hãy lấy lại bình tĩnh, không được nóng vội, có thể gọi thêm 1 người nữa để trợ giúp và làm theo các cách sau:

Cách 1: Nếu bạn đã học qua phương pháp tiêm thì khi biết mèo dính bả khoảng 5p đến 30 phút có kèm theo những triệu chứng trên thì tiêm Atropin(1ml/10kg), Pha loãng Oxy 50ml với 50ml nước cho mèo uống hết, bơm 200ml dầu ăn vào hậu môn, nếu thấy mèo sốt cao > 40 độ thì dùng khăn chườm nước đá lau hết cơ thể để giảm nhiệt và tiêm anglin để hạ sốt hẳn. Còn nếu bạn không biết tiêm thì tuyệt đối không dùng cách này nhé!

Cách 2: 

Nếu nhà bạn có nước đậu xanh thì ãy nấu nước đậu xanh nhé, nó sẽ có tác dụng giải độc cực kỳ hiệu quả. Rất đơn giản chỉ cần lấy 1 nhúm đậu đun với ít nước (ngập mặt đậu là được), đồng thời pha 1 cốc nước gừng để sẵn đó và trong thời gian đợi nước đậu sôi thì tiếp tục sơ cứu cho mèo như sau

Dùng nước ô-xy già 3%, liều lượng: 1 thìa cà-phê cho 2-5 kg thể trọng của mèo, cho uống 15 phút đến 20 phút/ 1 lần, uống 3 lần cho tới khi chó nôn ra được chất chứa dạ dày. Dân gian có kinh nghiệm dùng mùn thớt, nhưng dùng nước Oxy già dễ dàng hơn và hiệu quả nhanh chóng hơn rất nhiều.

Tiếp theo là pha một tí dầu ăn và lòng trắng trứng ép mèo ăn, nếu mèo của bạn không thể tự ăn thì có thể dùng ống tiêm cạy miệng nó và bơm dung dịch này vào trực tiếp.

Sau đó bạn hãy kích thích dạ dày của mèo co bóp để nôn ra bả bằng cách dùng 2 quả chanh vắt trực tiếp vào miệng mèo. hãy cẩn thận vì mèo lúc này đang trong tình trạng vô thức, nó có thể cắn trúng tay bạn theo phản xạ tự nhiên đấy ạ. Nếu bạn cảm thấy quá nguy hiểm thì có thể dùng nước cốt chanh và tiêm trực tiếp vào trong miệng. Chanh sẽ giúp khoang miệng mèo được kích thích cho nó nôn mửa.

4cc05b35c2f937c5bd9e7d41d3686fff

Trong quá trình cho ăn những thực phẩm trên bạn cần xoa bóp toàn thân mèo, đặc biệt là vùng bụng dưới để mèo kích thích nôn ra các chất độc. 

Sau những bước sơ cứu trên, chú mèo của bạn sẽ nôn ra khoảng 70% chất độc, để loại bỏ hết chất độc còn trong dạ dày thì bạn nên cho mèo uống nước đậu xanh và nước gừng thay phiên nhau, sẽ giúp loại bỏ hết chất độc có trong dạ dày. Công đoạn cuối cùng này giúp Pet của bạn có cơ hội sống đến 80%.

Nếu bạn nuôi từ 2 con Pet thì hãy để cách li chú pet còn lại nhé, vì động vật có thói quen thấy đồng loại bị thương thường đến gần liếm láp.

Mặc dù những bước trên đã giúp mèo thoát khỏi cơn nguy kịch nhưng bạn không nên chủ quan. Hãy đợi mèo hồi phục tạm thời rồi đưa Pet của bạn đến bác sỹ thú y để xúc sạch ruột, bảo đảm an toàn tuyệt đối và không có di chứng phụ kèm theo.

Và đừng quên chuẩn bị những dụng cụ y tế và thực phẩm cần thiết như trên khi bạn nuôi thú cưng trong nhà nhé!

Chuẩn bị thuốc gì với những chú mèo Mèo thường xuyên bị co giật?

Theo sự nghiên cứu cho thấy cứ sau một hoặc 2 tháng sẽ có nhiều hơn một cơn co giật, tùy vào thời gian và mức độ nghiêm trọng của từng cơn co giật mà ta dùng thuốc cho mèo.

Loại thuốc phổ biến nhất hiện nay được nhiều người sử dụng để kiểm soát cơn co giật là Phenobarbital. Diazepam (Valium) sử dụng với tình huống khẩn cấp có tác dụng nhanh và kiểm soát cơn co giật ngay lập tức. Kali Bromide (KBr) là loại thuốc chống những cơn co giật cũ, thuốc này có thể dùng kết hợp với Phenobarbital để làm giảm lượng Phenobarbital cần thiết. 

a9d34fb66d81367590fdd5337324233a

Nếu bạn dùng Phenobarbital sẽ mất vài ngày có khi là vài tuần để thuốc có hiệu quả, biểu hiện lảo đảo sẽ xuất hiện đầu tiên khi uống thuốc, sau đó sẽ mất dần. Còn hiện tượng này vẫn tiếp dẫn thì bạn sẽ được bác sĩ xem xét lại để điều chỉnh liều lượng thuốc cho phù hợp và giữ tình trạng khỏe mạnh, không bị co giật. Đối với thuốc Kali Bromide sẽ mất ít nhất vài tuần để đạt được kết quả điều trị trong máu.

Hy vọng những thông tin hữu ích này sẽ giúp bạn kiểm soát được cơn co giật của mèo và không để bị ảnh hưởng đến thế hệ đời sau của mèo.

5/5 - (1 bình chọn)