Chó bị hóc xương gà, cá phải làm thế nào? Cứu chó bị hóc xương

chó bị hóc xương

Chó bị hóc xương là tình huống không hề hiếm gặp với một loài vật háu ăn. Hóc xương gây ra cảm giác khó chịu và ảnh hưởng trực tiếp tới thực quản của chó, gây nguy hiêm tới sức khoẻ và tính mạng. Vậy chó cưng của bạn chẳng may bị hóc xương phải xử lý thế nào, phòng tránh ra sao? Bài viết này xin chia sẻ kinh nghiệm xử lý khi chẳng may cún cưng bị hóc xương đơn giản.

chó bị hóc xương
Biểu hiện dễ nhận biết nhất khi chó hóc xương là liên tục khạc nhổ.

Biểu hiện chó bị hóc xương

Chó vốn là loài vật háu ăn, đặc tính ăn nhanh, ăn nhiều, nhiều bé phàm ăn còn nuốt luôn không nhai nên mới bị hóc xương. Chó bị hóc xương rất nguy hiểm và sau đây là những biểu hiện cho thấy chó cưng của bạn đang bị hóc xương.

  • Chó chảy dãi nhiều.
  • Chó khạc liên tục.
  • Chó không thể ăn uống.
  • Nếu lâu không được xử lý sẽ bốc mùi hôi thối do dương phân huỷ vẫn mắc kẹt bên trong.

Lưu ý, chó bị hóc xương có những biểu hiện khá tương đồng với bệnh viêm đường hô hấp và một vài căn bệnh khác, chủ yếu là dấu hiệu khạc và chảy dãi liên tục.

Những biện pháp xử lý khi chó bị hóc xương

Sau đây Nuôi Thú sẽ chia sẻ 3 phương pháp xử lý hiệu quả khi chó bị hóc xương. Đây là những cách đơn giản nhất để cứu chó khi bị hóc xương.

Phương pháp 1

Cần tối thiểu 2 người giữ chó và có đeo găng tay bảo hộ. Một người giữ chặt chó thật chặt vì nó sẽ có những phản ứng gay gắt khi chúng ta tiến hành gỡ xương trong miệng. Bạn sẽ là người trực tiếp gỡ xương, mở hàm chó ra lưu ý tránh răng nanh và dùng nhíp loại bỏ xương trong miệng chó. Nếu chó của bạn mắc xương quá sâu, hóc tận cuống họng thì cần thực hiện hết sức nhẹ nhàng, tránh gây thương tổn không đáng có.

Phương pháp 2

Cho chó ngậm một miếng vỏ cam để chữa hóc xương, thành phần trong vỏ cam sẽ làm xương mềm ra và hoà tan vào nước bọt của chó. Trong trường hợp không có vỏ cam thì bạn cũng có thể dùng một viên vitamin C cũng được. Cách này thực tế chỉ phù hợp khi chó của bạn hóc xương nhỏ, sau vài phút xương sẽ tan hết.

Cuối cùng

Nếu chó mắc xương quá to và 2 phương pháp trên tỏ ra không hiệu quả thì bạn không nên cố gắng nữa mà hãy mau chóng mang chó ra bác sĩ thú y nhờ trợ giúp để khắc phục. Đây là trường hợp chỉ can thiệp bằng trang thiết bị y tế mới cứu được chú chó của bạn.

chó bị hóc xương
Nếu không tự xử lý được bạn cần mang chó tới bác sĩ thú y

Phòng tránh và chăm sóc chó bị hóc xương

Phòng bệnh hơn chữa bệnh, trước tiên cần lưu ý tới khẩu phần ăn và thức ăn dành cho chó. Hãy cho chó ăn những thức ăn như thức ăn hộp, pate cho chó hay những thức ăn không và có ít xương. Nhiều người thường vất cả miếng thịt gà, thịt cá còn cục xương cho chó khiến chúng ăn và bị hóc cả cục xương to. Nếu chẳng may chó bị hóc xương thì bạn cũng nên bình tĩnh xử lý theo các cách trên mình đã nói nhé.

Chăm sóc chó bị hóc xương

  • Đầu tiên là bạn cần bình tĩnh nếu thấy cún cưng của mình tỏ vẻ hoảng loạn, khó chịu khi bị hóc xương để đưa ra biện pháp xử lý phù hợp, nhanh chóng nhất.
  • Không để chó chạy nhảy hay hoạt động khi bị hóc xương.
  • Trấn an cún cưng bằng cách vuốt ve nhẹ nhàng sẽ chúng bớt khó chịu, giảm đi lo lắng và chịu hợp tác hơn khi bạn tìm cách lấy xương ra ngoài, không cho chó ăn thêm đồ ăn
  • Tuyệt đối không dùng tay móc xương khỏi miện chó. Việc này có thể vô tình khiến cho tình trạng trở nên nguy hiểm hơn nhiều. Chẳng may khiến xương ăn sâu và khó lấy ra hơn, sẽ làm cún cưng đau đớn. Tệ hơn là chó sẽ bị rách thực quản, nguy hiểm hơn là thủng thực quản và ảnh hưởng tới tính mạng chó.
  • Trong trường hợp xương quá to và ăn vào sâu thì nên mau chóng đưa tới bác sĩ thú y để cứu chữa, không nên cố gắng trong vô vọng khiến vết thương rách rộng.
chó bị hóc xương
Xương rất tốt với chó và bản năng của chúng rất thích gặm xương

Biện pháp phòng tránh để chó không bị hóc xương

Trong lúc cho ăn, bạn có thể theo dõi cún cưng. Như vậy bé sẽ không dám ăn vội vàng và làm giảm đi nguy cơ chó bị hóc xương.

Cách phòng tránh hữu hiệu nhất chính là việc bạn không nên cho chó ăn xương quá to, xương cục hoặc xương dăm, nhất là xương cá. Nếu cho chó ăn xương, cần làm nhỏ xương nhất có thể.

Trên thực tế, xương rất tốt cho sức khoẻ và sự phát triển của chó, kết hợp với bản năng thích gặm xương của chó nên rất khó để nói không bao giờ cho chó ăn xương. Tuy nhiên, xương lại cũng là tác nhân khiến chó khó hấp thụ dinh dưỡng và dễ bị hóc hơn. Bộ răng cùng khả năng nhai của cún cưng cũng có thể bị ảnh hưởng khi bạn cho chúng ăn những loại xương quá cứng.

Nhiều bạn chưa phân biệt được thực phẩm tốt cho chó, xúc xích hay đồ ăn sẵn, giò chả đều không thực sự tốt đối với cho nếu ăn quá nhiều. Những thực phẩm trên mang tính nóng và có thể ảnh hưởng tới hệ tiêu hoá cũng như sự phát triển thể chất của chó.

Bài viết trên đây đã chia sẻ kinh nghiệm thực tế giúp bạn xử lý tốt nhất khi chó bị hóc xương. Hy vọng sau khi tham khảo những phương pháp trên, bạn sẽ có thêm kinh nghiệm và dễ dàng đưa ra cách giải quyết nếu chẳng may cún cưng hóc xương.

3.7/5 - (3 bình chọn)

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *