Cách nuôi chuột Hamster chi tiết dành cho người mới

cách nuôi chuột Hamster

Hamster hiện đang được rất nhiều người ưa chuộng nuôi làm thú cưng, đặc biệt là các bạn trẻ bởi những đặc điểm khác lạ và giá thành rẻ. Hamster là loài ăn tạp, dễ nuôi nhưng chúng cũng đòi hỏi một vài điều kiện về thức ăn, môi trường sống,… Hơn nữa, nếu biết cách huấn luyện, Hamster sẽ có thể thực hiện được nhiều hành động rất đáng yêu. Bài viết dưới đây sẽ chia sẻ với bạn đọc cách nuôi chuột Hamster chi tiết nhất.

Thức ăn cho Hamster

Chuột Hamster ăn gì? Là thú cưng dễ nuôi nên chúng ta có thể tận dụng chính thức ăn hàng ngày của mình cho chúng. Rau quả, bánh, các loại hạt đều là khoái khẩu của Hamster. Trong đó, thức ăn ưa thích nhất của Hamster là cà rốt, súp lơ, các loại quả,… Tránh cho Hamster ăn nhiều đồ ngọt vì có thể làm chúng béo phì. Nên kết hợp bổ sung dinh dưỡng cho chúng bằng các loại thực phẩm giàu protein như sâu, trùng khô,…

cách nuôi chuột Hamster

Cho chuột Hamster ăn vừa đủ, lượng thức ăn phải phù hợp với kích thước của từng con. Lưu ý, Hamster có tập tính tích đồ ăn trong miện nên bạn cho bao nhiêu chúng cũng ăn hết. Thực ra chúng chỉ cất đi ở 2 bên má thôi. Nếu môi trường nuôi nhốt không thông thoáng, thức ăn tích trữ lâu sẽ ẩm mốc và gây bệnh cho Hamster của bạn.

Các loại thực phẩm có vị chua, cay, mặn như giấm, quả họ cam hay muối không được cho Hamster ăn vì chúng không tiêu hóa được dạng thực phẩm này. Phomai cũng là khoái khẩu của Hamster nhưng cũng không nên cho chúng ăn vì khi tiêu hóa, phân sẽ rất nặng mùi.

Chuột Hamster bị bệnh

Hamster rất dễ mắc phải tiêu chảy do chế độ ăn uống không phù hợp. Có thể là bạn đã cho chúng ăn quá nhiều hoặc thực phẩm quá hạn, hư hỏng. Cũng có thể bé chuột của bạn đang bị bệnh đuôi ướt, táo bón. Lúc này phải dừng cho ăn rau và trái cây nếu sau 2 ngày không tiến triển thì phải mang bé tới bác sĩ kiểm tra.

Hamster bị stress nặng, bị cảm hoặc thực phẩm không phù hợp sẽ khiến chúng bỏ ăn. Vì thế, bạn cần lưu ý tới chế độ dinh dưỡng cho bé. Ngoài ra, bỏ ăn cũng là biểu hiện cơ bản đầu tiên của những căn bệnh nguy hiểm, bạn nên cho bé Hamster ra bác sĩ thú y để kiểm tra.

Nếu bạn nuôi Hamster với số lượng trên 2 con thì rất dễ khiến chúng bị gãy chân do đánh nhau. Cho nên, nuôi Hamster tránh nuôi nhiều và luôn phải chú ý tới dinh dưỡng vì thiếu chất cũng làm yếu chân của Hamster.

cách nuôi chuột Hamster

Nếu bé Hamster của bạn có những biểu hiện như cụp tai, phồng mũi, chảy nước mũi và hắt xì kết hợp với hơi thở khò khè thì chắc chắn nó đang bị cảm lạnh. Lúc này phải cách ly chuột ra và bổ sung thức ăn tăng đề kháng như dầu cá cho Hamster.

Trong điều kiện nuôi nhốt không đảm bảo như quá ẩm, không thông thoáng hoặc sống chung với chó mèo cũng có thể khiến Hamster bị ghẻ và xuất hiện bọ chét. Vì thế cần lưu ý giữ vệ sinh, dọn dẹp chuồng nuôi Hamster sạch sẽ.

Chuồng nuôi Hamster

Chuồng nuôi Hamster nên bằng vật liệu chắc chắn, tốt nhất là sắt hoặc inox. Đừng làm chuồng bằng các loại vật dụng như gỗ ép, bìa, tre,…vì Hamster có thể cắn gãy và xổng ra ngoài. Một khi Hamster đã thoát ra ngoài sẽ rất khó bắt lại được.

Chuồng nuôi Hamster phải đảm bảo kín, có nắp đậy để tránh chó mèo tiếp xúc. Không nên nuôi Hamster trong lồng kính vì điều kiện khí hậu nước ta có thể làm môi trường bên trong ẩm ướt, bí bách và ảnh hưởng tới Hamster. Loài vật này rất sợ ướt nên trước khi thả vào chuồng, phải lót dưới đáy bằng các vật liệu chuyên dùng cho Hamster như mùn cưa, gỗ bào, miễn sao hút ẩm tốt là được. Nhớ thay lớp lót đều đặn hàng tuần để giữ cho chuồng luôn khô ráo, sạch sẽ.

Không để chuồng Hamster ở những khu vực đông người, nhiều tiếng ồn và quá nhiều ánh sáng. Khi gặp những tiếng động mạnh, Hamster có thể sẽ lăn đùng ra giả chết. Cho nên, hãy đặt chuồng ở không gian tối, yên tĩnh và đảm bảo khô ráo. Đó là điều kiện lý tưởng để quan sát Hamster hoạt động rất nhiều.

Huấn luyện chuột Hamster

Huấn luyện Hamster phải dành nhiều thời gian chứ không thể vội vàng được. Cần cho bé thích nghi và quen dần với phản ứng của chủ nhân. Quan trọng, bạn phải tạo được lòng tin, tạo sự an toàn mỗi khi tiếp xúc với bé Hamster của mình. Nếu ép Hamster quá mức sẽ làm nó bị căng thẳng, nó sẽ sợ và không tin tưởng chủ nhân.

cách nuôi chuột Hamster

Đầu tiên, dành thời gian cho Hamster quen dần với môi trường mới. Khi đã quen, nó sẽ ăn uống và chơi đùa rất tự nhiên, kể cả khi bạn xuất hiện ở đó. Dành nhiều thời gian bên cạnh bé Hamster và nói chuyện để nó quen giọng nói của bạn. Có thể nhặt và đút cho bé một chút thức ăn ưa thích. Nếu Hamster chạy tới ăn, đừng sờ vào nó mà hãy để nó tự nhiên chạm vào tay bạn.

Xòe rộng bàn tay để Hamster có thể tự nhiên leo lên tay và ăn thức ăn. Cứ thực hiện như vậy nhiều lần, bạn sẽ tạo được lòng tin và sự an tâm của bé chuột. Thời gian huấn luyện Hamster không giống nhau vì còn phụ thuộc vào độ tuổi và tính cách từng con. Cho nên bạn đừng nóng vội, hãy kiên nhẫn chờ đợi và đón nhận thành quả.

Chuột Hamster có nuôi nhiều được không?

Hamster thực tế là tên gọi chung vì chúng có rất nhiều loài với tập tính khác nhau. Có những loài chỉ sống đơn độc với tập tính bảo vệ lãnh thổ rất cao nhưng cũng có loài ưa sống theo bầy đàn. Vì thế, chúng ta vẫn có thể nuôi nhiều Hamster chung 1 chuồng mà chúng vẫn hòa thuận. Quan trọng bạn phải tìm hiểu kỹ và nắm rõ tập tính của bé Hamster mà mình đang nuôi từ khi nó còn nhỏ.

Như vậy, bài viết trên đây đã chia sẻ với bạn đọc cách nuôi chuột Hamster khá chi tiết. Hy vọng những thông tin này sẽ giúp những bạn đang có ý định đón 1 bé Hams về nuôi có thêm kinh nghiệm chăm sóc. Qua đó sở hữu 1 bé Hamster năng động, khỏe mạnh, giúp bạn giải tỏa căng thẳng sau những giờ học tập và làm việc mệt mỏi.

5/5 - (1 bình chọn)