Cá mập nước ngọt giá bao nhiêu? Cá mập cảnh đẹp dễ nuôi

Cá mập nước ngọt

Cá mập nước ngọt hay được gọi là cá mập cảnh, cá mập thái hiện khá phổ biến ở nước ta. Loài cá cảnh này thường bị nhầm lẫn với cá thành cát tư hãn bởi vẻ ngoài tương đồng. Vậy cách phân biệt cá mập cảnh nước ngọt với các loài cá khác như nào? Bài viết sau đây chúng ta sẽ cùng nhau tìm hiểu về đặc điểm và kỹ thuật chăm sóc loài cá cảnh này.

Đặc điểm chung của cá mập nước ngọt

Cá mập nước ngọt có tên tiếng anh là Sutchi catfish, sinh sống chủ yếu tại lưu vực sông Mê kông và Chao phraya ở Việt Nam, Campuchia và Thái Lan. Loài cá này được nhân giống nhân tạo thành công tại Việt Nam từ năm 1997. Cá mập cảnh xuất hiện thêm dòng mập thái albino rất đẹp mắt nên được nhiều người ưa thích chọn nuôi.

Cá mập nước ngọt có chiều dài trung bình khoảng 100cm, bề ngoài tương đồng với cá mập nước mặn và dễ gây nhầm lẫn với cá thành cát tư hãn. Cá mập cảnh có phần lưng nhô cao, đầu phẳng hình nón và miệng ngắn. Môi dưới của cá chề xuống, đặc biệt mang cá không nối với má và cũng đảm nhiệm chức năng hô hấp.

Cá mập nước ngọt
Cá mập nước ngọt có hình dáng đẹp được anh em chơi cá yêu thích

Loài cá này đặc biệt không chỉ có giá trị về thẩm mỹ, thực phẩm mà còn có tác dụng trong điều chế dược liệu. Các mô sụn của cá mập nước ngọt có chứa nhiều Chondroitin Sulfate, là một loại dược liệu cần thiết cho y học. Chúng là loài cá ăn tạp, hoạt động chủ yếu ở tầng nước giữa và sinh sản bằng cách đẻ trứng.

Kỹ thuật nuôi cá mập nước ngọt

Cá mập cảnh khá dễ nuôi cùng khả năng thích nghi cao. Loài cá này có tập tính bơi theo đàn lúc nhỏ và tách ra hoạt động độc lập khi trưởng thành. Chúng ta hoàn toàn có thể nuôi ghép nhưng yêu cầu bể thủy sinh có kích thước đủ lớn để cá hoạt động thoải mái.

Bể thủy sinh nuôi cá mập cảnh cần trang bị hệ thống lọc nước mạnh để đáp ứng chất lượng nước cần thiết. Cá mập thái là loài hoạt động khá mạnh, không cần nhiều ánh sáng nên chúng ta không cần bố trí quá nhiều đèn led và đặc biệt không thả rong vào bể nuôi cá mập cảnh.

Cá mập cảnh phát triển rất khá nhanh, chúng có thể đạt tới 1kg trong 8 tháng. Loài cá này bơi rất nhanh và quẫy mạnh không ngừng nếu bị quấy rầy. Cá mập nước ngọt không thích nghi tốt với nhiệt độ thấp, mức nhiệt nước trung bình phù hợp với chúng là từ 24 đến 28 độ C cùng nồng độ pH trong khoảng 6 tới 7.2.

Nói chung, loài cá này có thể sống tốt ở môi trường thiếu oxy và khả năng thích nghi rộng. Nếu bạn đang muốn nuôi cá cảnh không cần oxy thì cá mập cảnh là sự lựa chọn tốt cho bạn. Tuy nhiên chúng không thể hoạt động bình thường khi nhiệt độ dưới 18 độ và chết khi nhiệt độ giảm xuống dưới 12 độ nên bạn cần chú ý về nhiệt độ bể cá.

Cá mập nước ngọt
Cá mập nước ngọt sống tốt trong môi trường nghèo oxy

Thức ăn cho cá mập nước ngọt

Như đã nói ở trên, cá mập cảnh là loài ăn tạp, chúng có thể ăn bất cứ thứ gì bạn thả xuống. Cá mập con phát triển nhờ ăn các sinh vật phù du, các loài thực vật và thức ăn chó cá cảnh kể cả thức ăn dạng viên. Cá mập trưởng thành ăn các loại thực vật thủy sinh và thức ăn tổng hợp dạng viên.

Cá mập cảnh rất háu ăn, phát triển nhanh với kích thước lớn và thích nghi tốt với môi trường sống ở ao, sông hồ và bể thủy sinh. Để hạn chế sự phát triển của cá, giữ cá nhỏ lâu phù hợp làm cảnh thì chúng ta nên cho ăn ít và giãn cách bữa ăn hợp lý.

Cá mập con khi nuôi từ 3 tới 4 tháng có thể nặng tới 0,6kg trở lên. Chúng cần lượng thức ăn lớn để phát triển nhanh. Lượng protein cần có trong thức ăn là từ 28% đến 32%. Mặc dù phát triển khá nhanh nhưng cá mập cảnh lại phát dục khá muộn. Người ta thường tiến hành nhân giống khi cá được 3 hoặc 4 năm tuổi và cân nặng hơn 3kg. Cá mập nước ngọt sinh sản một năm 1 lần từ tháng 4 tới tháng 9.

Kết luận

Mặc dù được nhiều người ưa thích nuôi làm cá cảnh nhưng cá mập nước ngọt không thực sự thích hợp cho bể thủy sinh bởi kích thước và bản tính của chúng. Bạn có thể nuôi loài cá này ở bể ngoài trời kích thước lớn hoặc nếu bể kính cần có độ an toàn nhất định.

Nước nuôi cá mập cảnh có thể sử dụng nước trung tính nếu bạn dùng nước máy thì trước khi thả cá vào bể thì cần phải khử clo trong nước máy. Có thể cho cá ăn các loại động vật không xương sống cỡ lớn như giun đất, giun đỏ và thực phẩm tổng hợp. Nên bố trí các loại đèn trang trí màu sắc nổi bật để kích thích ăn uống cho cá.

Cá mập nước ngọt
Cá mập nước ngọt phù hợp với bể to, nuôi ngoài trời

Nếu muốn giữ cá có kích thước phù hợp thì bạn nên hạn chế cho ăn. Bằng không chúng sẽ phát triển rất nhanh và có phần trội hơn các cá thể ngoài tự nhiên. Tuy nhiên, vì sống trong môi trường nuôi nhốt từ bé nên cá mập nước ngọt vẫn có thể thích nghi dù bể ngắn hơn.

Cá mập nước ngọt giá bao nhiêu?

Như đã nói ở trên, thời gian gần đây cá mập nước ngọt được nhiều người biết tới hơn và dần trở thành loài cá được yêu thích. Tuy nhiên, mức độ phổ biến của chúng vẫn không thể so sánh với các loài cá cảnh khác trên thị trường. Nguyên nhân do kích thước lớn và bản tính quá nhút nhát, dễ bị kích động của chúng.

Hiện nay, bạn chỉ cần bỏ ra 10.000 đồng để sở hữu một chú cá mập nước ngọt cỡ nhỏ tầm 10cm. Đối với những con cá kích thước lớn, bạn cần tham khảo và liên hệ trực tiếp với những cửa hàng cá cảnh để biết giá thành chính xác nhất.

Bài viết vừa chia sẻ với bạn đọc những thông tin liên quan về giống cá mập nước ngọt. Mong rằng, những chia sẻ này sẽ hữu ích với bạn!

4.7/5 - (3 bình chọn)

Bình luận đã được đóng lại.